Ngành chế tác đồng hồ 2023 chứng kiến sự phát triển đầy sôi động của các thương hiệu đồng hồ với nhiều phiên bản mới thuộc nhiều phân loại khác nhau được cho ra mắt. Trong bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng Cuong Luxury khám phá những mẫu đồng hồ bấm giờ Chronograph đáng chú ý nhất được đánh giá bởi những chuyên gia hàng đầu thuộc tạp chí về đồng hồ danh tiếng thế giới nhé.
1- Rolex Cosmograph Daytona
Rolex Cosmograph Daytona - một trong những dòng đồng hồ bấm giờ thể thao tiêu biểu nhất trên thị trường - đã được nâng cấp trong năm 2023, với nhiều cải tiến về cả ngoại hình lẫn khả năng vận hành bên trong bộ máy. Nhìn chung, không có nhiều thay đổi lớn trên dòng sản phẩm, các cải tiến chủ yếu đến từ những chi tiết nhỏ, đúng theo nguyên tắc bảo tồn những giá trị truyền thống mà Rolex vẫn luôn theo đuổi. Chúng rất khó để nhận biết đối với những người bình thường. Tuy nhiên, điều này lại đem đến nhiều giá trị cho bộ sưu tập và chắc chắn sẽ khiến nó giữ vững vị trí là một trong những bộ sưu tập được săn lùng nhiều nhất trên thị trường
Cụ thể hơn. Rolex đã thay thế các cọc kim bo tròn bằng những cọc kim mới được tạo hình vuông vức và vuốt nhọn đầu. Đây không hẳn là thiết kế hoàn toàn mới. Đối những người yêu thích Rolex, hẳn sẽ rất quen thuộc với những cọc số này, bởi chúng đã từng xuất hiện trên những mẫu Daytona từ những năm 1988. Tuy nhiên cấu tạo của các cọc kim mới so với những phiên bản đời 1988 cũng có ít nhiều thay đổi, với bề mặt lớn hơn, phần viền mỏng hơn cho phép khu vực phủ dạ quang siêu sáng Chroma Light có tiết diện rộng hơn. Nó không chỉ đem đến tính thẩm mỹ cao mà còn đảm bảo việc xem giờ trong điều kiện thiếu sáng tốt hơn.
Bên cạnh đó, các ô số phụ hiển thị cũng được thay đổi kích thước và kiểu dáng nhằm mang đến khả năng theo dõi trực quan hơn. Chúng thanh mảnh và trông có phần rất tinh giản, hiện đại. Các góc cạnh trên ngoài bộ vỏ và dây đeo cũng được chau chuốt nhằm gia tăng tính thanh lịch cho toàn bộ thiết kế. Kèm theo đó là phần Vành đo tốc độ Tachymeter giờ đây đã được gia cố với phần viền kim loại cứng giúp tăng vẻ đẹp và sự bền bỉ cho kết cấu đồng hồ
Cuối cùng là bộ máy Calibre 4231 hoàn toàn mới với nhiều cải tiến, bao gồm cơ cấu hồi Chronergy để giảm tiêu tốn năng lượng, bộ chống sốc Paraflex để bảo vệ trái tim của bộ máy và một vòng bi tối ưu hóa để tăng cường khả năng tự lên dây. Bộ máy mới cũng được trang bị khối dao động được cắt giác và các cầu nối được trang trí theo phong cách Rolex Côtes de Genève độc quyền giúp gia tăng tính thẩm mỹ. Ngoài ra, bộ sưu tập cũng đánh dấu lần đầu tiên Rolex tung ra 1 phiên bản kỷ niệm 60 năm với thiết kế mặt đáy lộ cơ đầy ấn tượng - một điều vô cùng hiếm có trong các mẫu đồng hồ của Rolex từ trước cho đến nay
2 - Audemars Piguet Royal Oak Offshore Beast Black Ceramic
Để nói về chiếc đồng hồ mang tính biểu tượng nhất của thương hiệu Audemars Piguet danh giá, thì có lẽ phiên bản Royal Oak Offshore Beast chỉ thua kém duy nhất so với chiếc Royal Oak Jumbo huyền thoại được ra mắt năm 1972. Được giới thiệu với công chúng lần đầu vào năm 1993, trong ngoại hình được làm từ thép, Audemars Piguet Royal Oak Offshore Beast dễ dàng gây ấn tượng với giới đam mê đồng hồ bởi bởi ngoại hình phá cách, to lớn và cực kỳ hầm hố.
Từ khung vỏ, dây đeo cho đến các họa tiết trang trí trên mặt số đều được tạo hình to bản và dày hơn hẳn so với dòng Royal Oak nguyên bản. Ở thời điểm mà nó ra mắt, các mẫu đồng hồ chỉ chủ yếu xoay quanh kích thước 36mm, và việc một chiếc đồng hồ to lớn dành cho nam với kích thước lên đến 42mm thực sự là một thứ vô cùng kệch cỡm. Nó bị chê bai thậm tệ và chính cái biệt danh “Quái thú” The Beast cũng bắt nguồn từ những chỉ trích thậm tệ kể trên.
Thế nhưng, một lần nữa Royal Oak Offshore đã chứng minh được tầm nhìn đi trước thời đại của mình và tạo ra một khái niệm mới về những chiếc đồng hồ thể thao đích thực. Nó dần được ưa chuộng và trở thành 1 trong những bộ sưu tập chủ chốt của thương hiệu cho đến tận ngày nay. Audemars Piguet Royal Oak Offshore Beast Black Ceramic là phiên bản nâng cấp mới nhất của huyền thoại Offshore Beast bằng thép được ra mắt vào năm 1993 đó. Mọi thông số về mặt kỹ thuật và thiết kế đều được giữ nguyên vẹn chỉ trừ một điểm khác biệt duy nhất là chất liệu cấu tạo nên bộ vỏ được thay thế bằng Gốm Ceramic đen.
Với chất liệu và màu sắc mới, trông chiếc Royal Oak Offshore Black Ceramic thực sự rất ấn tượng. Nó không chỉ mang tới vẻ đẹp huyền bí, nam tính mà còn giúp đồng hồ có được khả năng chống xước cao vượt trội - bởi tính chất siêu cứng của Gốm Ceramic.
Bên trong đồng hồ, AP làm mới trái tim của chiếc Royal Oak Offshore bằng bộ máy Calibre 4404 mới nhất của thương hiệu, được giới thiệu lần đầu cùng bộ sưu tập Code 11:59, với 433 chi tiết, 40 chân kính, hoạt động với tần số 28.800vph và cho khả năng trữ cót lên đến 70h. Bộ máy này đã được tinh chỉnh lại nhằm thể hiện các ô số phụ theo chiều dọc truyền thống, với phần rotor lên cót tự động được làm bằng Vàng hồng 22 carat
3 - Omega Speedmaster Super Racing With Spirate System
Việc Omega Speedmaster có mặt trong danh sách này là điều không thể nào bàn cãi bởi tính huyền thoại của dòng sản phẩm này trong giới chế tác đồng hồ nói chung và trong phân khúc đồng hồ bấm giờ nói riêng. Tuy nhiên điểm độc đáo của phiên bản Speedmaster Super Racing With Spirate System mới được cho ra mắt này không chỉ đơn thuần đến từ thiết kế cực kỳ thể thao, khỏe khoắn và hiện đại của nó, mà còn bởi một yếu tố quan trọng hơn nhiều được đặt ở phía sau bộ vỏ của đồng hồ.
Omega từ lâu đã được biết đến là một trong những thương hiệu sản xuất đồng hồ cực kỳ sáng tạo với nhiều phát minh ấn tượng như bộ thoát đồng trục, chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng Master Chronometer và xa hơn là hệ thống Spirate, lần đầu tiên được giới thiệu trong chính phiên bản Speedmaster Super Racing mới được ra mắt này.
Cụ thể hệ thống Spirate là một kiến trúc xoắn ốc và tinh chỉnh hoàn toàn mới được phát triển nhằm mang đến độ chính xác cao hơn cho sản phẩm vơi smuwcs giao động chỉ nằm trong khoảng từ 0 đến +2 giây mỗi ngày, kèm theo đó là khả năng tinh chỉnh tốc độ chuyển động theo từng bước 0,1 giây mỗi ngày một cách cực kỳ đơn giản và tiết kiệm thời gian. Đây là một bước tiến mới trong sự cống hiến của thương hiệu cho hành trình đem đến độ chính xác vượt trội cho cấu trúc đồng hồ cơ khí
4 - Tag Heuer Carrera Glass Box Chronograph
Một lần nữa, một trong những chiếc đồng hồ quan trọng nhất trong danh mục đồng hồ bấm giờ, thuộc thương hiệu Tag Heuer, mẫu Tag Heuer Carrera Chronograph, đã phát hành phiên bản cập nhật mới nhất trong năm nay. Mẫu đồng hồ mới của Tag Heuer được thiết kế dành cho dịp kỷ niệm 60 năm của chiếc đồng hồ bấm giờ xe đua mang tính biểu tượng, với cảm hứng được lấy từ thiết kế có tên gọi là Hộp thủy tinh - Glass Box, ám chỉ mặt kính tinh thể hesalite dáng vòm đặc trưng trên các mẫu Carrera đầu tiên được cho ra mắt vào những năm 1960. Đi kèm với đó là một bộ máy mới được cập nhật.
Tag Heuer Carrera Glass Box Chronograph là sự kết hợp hoàn hảo giữa phong cách thiết kế cổ điển và hiện đại, với ngoại hình nhỏ gọn và thiết kế ấn tượng hơn, xoay quanh điểm nhấn chính là mặt kính tinh thể Sapphire dáng vòm cong siêu lớn, bao phủ cả bề mặt đồng hồ. Cấu trúc đặc biệt không có viền cho phép mẫu Carrera có được một bề mặt cực kỳ nổi bật. Bên cạnh đó, chiếc Glass Box cũng là phiên bản đồng hồ 39mm đầu tiên trong những năm gần đây, được trang bị vòng đo tốc độ Tachymeter được in trực tiếp trên mặt số. Dưới độ cong hoàn hảo của mặt kính, phần đo tốc độ có thể dễ dàng được theo dõi ở những góc nhìn rộng hơn, qua đảm bảo được hiệu suất sử dụng ấn tượng hơn nhiều so với những phiên bản tiền nhiệm
Mẫu Carrera Glass Box Chronograph được trang bị bộ máy TH20-00 thế hệ mới được phát triển từ bộ máy Heuer 02 với khả năng lên dây cót 2 chiều, giúp tăng hiệu suất vận hành và độ chính xác của mẫu đồng hồ lên đáng kể so với các phiên bản được ra mắt trước đây. Kèm theo đó là khả năng trữ cót tối đa cũng ấn tượng không kém, đạt mức 80 giờ.
5 - A. Lange & Söhne Odysseus Chronograph
Nhắc đến những chiếc đồng hồ bấm giờ ấn tượng nhất, chúng ta không thể nào bỏ qua cái tên Odysseus Chronograph đến từ thương hiệu chế tác đồng hồ danh tiếng A. Lange & Söhne, bởi tính độc đáo hoàn hảo của phiên bản đồng hồ này. Đây là một phiên bản giới hạn đắt tiền với chỉ 100 chiếc được sản xuất kèm theo mức giá lên đến 148 nghìn đô là Mỹ, tương đương với 3,64 tỷ VNĐ. Nhưng bỏ qua việc đó thì Odysseus Chronograph sở hữu một bộ máy cực kỳ đáng chú ý.
Thoạt nhìn rất khó để nhận ra A. Lange & Söhne Odysseus Chronograph là một chiếc đồng hồ bấm giờ bởi các nút bấm chức năng không thực sự nổi bật rõ ràng trên cạnh máy, không có các mặt số phụ được sắp xếp lấp đầy bề mặt đồng hồ. Chiếc Odysseus chỉ sở hữu một mặt số phụ duy nhất để hiển thị bộ đếm 60 phút, còn kim giây Chronograph sẽ được tích hợp trực tiếp vào hệ thống kim trung tâm bên cạnh kim giây báo giờ, được phân biệt bằng màu sơn đỏ và đuôi kim hình thoi. Trong khi các phím bấm chức năng được làm ẩn mình ở cạnh máy một cách tinh tế.
Ấn tượng hơn, các phím bấm này không chỉ có tác dụng thực hiện chức năng bấm giờ mà còn được tích hợp cùng núm xoay để phục vụ cho việc chỉnh lịch thứ và ngày. Đây là một thủ thuật vô cùng hiếm gặp trên các mẫu đồng hồ đếm giờ tương tự. Ngoài ra, mẫu Odysseus Chronograph còn được tinh chỉnh kỹ lưỡng khả năng reset chức năng giúp hạn chế tuyệt đối vấn xung đột cơ khí bên trong bộ máy. Qua đó giảm thiểu tối đa các vấn đề hỏng hóc không đáng có xảy ra khi người dùng sử dụng chức năng bấm giờ.
Tất cả thủ thuật đặc biệt kể trên được gói gọn bên trong bộ máy Lange Calibre L156.1 Datomatic thế hệ mới với cấu tạo gồm 516 bộ phận và 52 chân kính, hoạt động ở tần số 28.800vph, cho phép trữ cót tối đa 50 giờ, kèm theo rotor được làm từ bạch kim nguyên khối.