Chân kính đồng hồ được biết đến là một bộ phận rất nhỏ có mặt trong các bộ máy của đồng hồ, thường có màu hồng đỏ trong suốt. Nhiều người thường không thực sự để ý đến bộ phận này, tuy nhiên đó là một chi tiết rất quan trọng không thể thiếu trong bộ máy của đồng hồ.
Lịch sử ra đời của những chiếc chân kính bên trong bộ máy của đồng hồ cơ
Ra đời vào thế kỉ 18, chân kính là một khái niệm mới và chỉ được đưa vào sử dụng
khi mà những chiếc đồng hồ cơ đã có độ phổ biến cao. Và lúc này, người ta phát hiện ra rằng, bộ chuyền động trên đồng hồ có một nhược điểm chung là dễ bị mài mòn do các chi tiết kim loại ma sát với nhau, dẫn đến việc bộ máy xảy ra sai số lớn hoặc hỏng hóc.
Để đảm bảo ngăn chặn được tối đa nhược kể trên, chân kính cần có độ mài mòn thấp, độ cứng cao, trơn trượt khi tiếp xúc với các bộ phận kim loại bên trong đồng hồ. Và chất liệu đáp ứng tốt nhất điều này là đá quý như Kim cương, Sapphire, và Ruby,,… Tuy vậy, nó khá đắt đỏ để được áp dụng phổ biến. Và phải đến những năm 1900, khi Auguste Verneuil phát minh ra Sapphire tổng hợp và Ruby nhân tạo, những chiếc chân kính mới thực sự được sử dụng rộng rãi. Đó là lý do vì sao nó có tên là Jewel và thường có màu hồng đỏ như Ruby hoặc trắng như Sapphire.
Chân kính thường được thiết kế vô cùng tỉ mỉ với đường kính không quá 2mm và có độ dày khoảng 5mm. Tuy nhiên, tùy vào từng dòng đồng hồ mà chân kính có những thiết kế khác nhau hoặc theo đặt hàng riêng thì chân kính sẽ có những kích thước riêng. Chúng thường được đặt ở những nơi có tiếp xúc cao giữa các bộ phận trong đồng hồ nhằm giúp làm giảm ma sát và hạn chế bào mòn các bộ phận. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều thương hiệu đồng hồ cũng thường đặt thêm các chân kính ở những vị không có nhiều ma sát với mục đích gia tăng thẩm mỹ cho sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng.
Công dụng của chân kính trên đồng hồ cơ cao cấp
Nhìn chung, hầu hết mọi người đều nghĩ rằng chân kính đồng hồ được sử dụng để trang trí cho bộ máy hoặc gia tăng giá trị của đồng hồ như tên gọi Jewel của nó. Mặc dù đây là một suy nghĩ đúng nhưng nó không quan trọng bằng công dụng gia tăng độ bền và độ chính xác cho đồng hồ. Và trên thực tế, chân kính có đến 5 công dụng khác nhau, cụ thể là:
1. Giảm đi sự ma sát giữa các chuyển động để tăng độ chính xác
2. Hệ quả của giảm đi ma sát chính là tăng tuổi thọ của các bộ phận bị lực tác động giúp đồng hồ bền hơn
3. Chống sốc để tăng độ bền cho các chân kính đồng hồ khác
4. Trang trí cho bộ máy của đồng hồ, giúp gia tăng mức độ thẩm mỹ cho bộ máy cơ học
5. Tăng giá trị cho đồng hồ
Các loại chân kính phổ biến
1. Chân kính tròn có lỗ xuyên tâm (Hole Jewels)
Có hình dạng tròn, dẹt, khoan lỗ ở giữa, được dùng để gắn vào các trục bánh răng xoay có vận tốc quay nhỏ, không có yêu cầu cao về độ sai số, chịu lực tác động từ các phương vuông góc với trục quay.
2. Chân kính tròn không có lỗ (Cap Jewels)
Có hình tròn, dẹt, ở giữa không khoan lỗ, thường được đặt áp vào 2 đầu trục quay có yêu cầu cao về độ sai số, có vận tốc quay lớn, chịu ảnh hưởng nhiều bởi lực tác động dọc trục.
3. Chân kính dạng phiến vuông chữ nhật (Pallet Jewels)
Có hình viên gạch chữ nhật được gắn trên những điểm bị tác động, va đập theo chiều ngang như hai đầu ngựa, trượt cò khoá, bộ thoát (hay còn gọi là bánh xe gai).
Một chi tiết rất nhỏ thôi nhưng lại có công dụng vô cùng lớn giúp tăng độ bền cho đồng hồ, những chiếc chân kính là một phần không thể thiếu với những cỗ máy cơ học tên tuổi. Và với mỗi cỗ máy khác nhau, số lượng chân kinh cũng rất khác nhau, những bộ máy càng cầu kỳ tinh vi và nhiều chức năng thì sự xuất hiện của chân kính sẽ càng nhiều hơn. Con số trung bình có thể lên đến 25-27 với những chiếc đồng hồ cơ đa năng và hơn 40 chân kính cho những chiếc đồng hồ cực kỳ phức tạp.
Tuy vậy, mọi người cũng đừng hiểu làm những chiếc đồng có nhiều chân kính sẽ tốt hơn. Bởi lẽ, số lượng chân kính không phải yếu tố để đánh giá chất lượng đồng hồ mà nó chỉ nói lên được mức độ phức tạp của những mẫu đồng hồ đó. Để biết một chiếc đồng hồ có thực sự tốt, bạn cần tìm hiểu kỹ về thương hiệu, chất liệu chế tác và các yếu tố khác bên trong bộ máy như khả năng vận hành, độ chính xác, tần số và độ trữ cót,...
Và trên đây là những thông tin bạn cần biết về những chiếc chân kính nhỏ bé, đẹp mắt nhưng vô cùng hữu dụng bên trong đồng hồ. Cuong Luxury mong rằng đây sẽ là những kiến thức bổ ích giúp bạn hiểu sâu hơn về những cỗ máy thời gian.