Để sở hữu được một chiếc đồng hồ cơ cao cấp không phải là điều dễ dàng bởi chúng thường có mức giá rất cao trên thị trường. Tuy nhiên, khi đã có chúng trong tay rồi thì việc sử dụng và bảo quản chúng sao cho đúng cách lại là một câu chuyện khó khăn khác, đặc biệt là với những người chơi mới lần đầu tiếp xúc.
Việc sử dụng đồng hồ sai cách luôn ẩn chứa rất nhiều rủi ro dẫn đến mất thẩm mỹ và thậm chí là hỏng hóc nặng cho bộ máy bên trong và gây ra thiệt hại lớn cho người sử dụng. Vậy nên, các bạn hãy cùng Cuongluxury.vn tham khảo một vài hướng dẫn sau đây để nắm chắc những quy chuẩn cơ bản khi sử dụng và cất giữ đồng hồ cơ cao cấp nhé:
1. Lên dây cót cho đồng hồ
Lên năng lượng đúng cách cho đồng hồ là một việc rất quan trọng để duy trì khả năng hoạt động chính xác và lâu dài của đồng hồ.
Đồng hồ cơ hiện nay có 2 dạng lên năng lượng phổ biến là: Handwinding - lên năng lượng bằng cách kéo cót tay thông qua núm vặn, và đồng hồ Automatic - có thể nạp năng lượng bằng cách chuyển động tay và đồng thời có thể tự lên cót bằng tay thông qua núm vặn.
Đối với đồng hồ Handwinding: thì cách lên dây cót khá đơn giản như sau: Bạn chỉ cần sử dụng tay vặn núm điều chỉnh vừa tầm không quá căng, không nên vặn căng quá nhằm tránh bị đứt dây cót và có thể gây ra hỏng máy. Thông thường đồng hồ cơ thì bạn nên vặn núm khoảng 15-20 vòng.
Đối với đồng hồ Automatic: Khi bạn đeo đồng hồ trên tay, cử động cổ tay sẽ khiến đồng hồ rung lắc và chính chuyển động đó sẽ giúp con quay tự động lên dây cót cho đồng hồ. Thông thường với đồng hồ Automatic ban nên đeo khoảng 8 tiếng / ngày để cho đồng hồ có thể hoạt động chính xác liên tục. Mỗi tuần bạn nên lên dây cót bằng tay để hỗ trợ bộ máy.
Lưu ý:
Trong lúc lên dây cót tay, bạn không nên đeo đồng hồ. Hãy tháo nó ra, cầm trên tay và núm vặn một cách nhẹ nhàng, từ tốn, đừng dùng quá nhiều lực vì nó có thể gây ra ma sát mạnh giữa các chi tiết bên trong bộ máy, khiến các bộ phận bị mài mòn và gây hỏng hóc.
Khi đồng hồ không sử dụng hoặc quên không lên dây cót khoảng từ 2 đến 3 ngày (tùy vào khả năng dự trữ cót tối đa của đồng hồ) năng lượng cót sẽ hết và đồng hồ dừng lại. Điều này không có nghĩa là đồng hồ bị hỏng, bạn chỉ cần kéo lại cót và nó sẽ lại hoạt động bình thường.
Ngoài ra, đồng hồ khi thiếu cót có thể chạy chậm hơn bình thường dẫn đến sai số lớn, lúc này bạn nên lên đầy cót cho đồng hồ và điều chỉnh lại thời gian đúng để có thể sử dụng lại như bình thường.
2. Điều chỉnh thời gian đúng cách
Lưu ý đầu tiên là nên tháo đồng hồ khỏi tay đeo khi chỉnh ngày giờ và bạn cần tránh cập nhật lịch ngày, thứ vào khoảng thời gian từ 21h tối đến 3h sáng hôm sau. Đây thời điểm khá nhạy cảm khi cần điều chỉnh thông số ngày, thứ và giờ đang chuyển tiếp qua ngày mới.
Trong khoảng thời gian đó, bộ máy của đồng hồ sẽ thực hiện những thay đổi trong cỗ máy theo một công thức chuyển động và rất dễ xảy ra hỏng hóc nếu có những hoạt động khác bên ngoài can dự vào.
Để có thể chỉnh ngày giờ đúng cách mà không làm hư bộ máy, đầu tiên bạn cần tránh chỉnh lịch ngày thứ vào khung giờ 21h tối đến 3h sáng trong đồng hồ (muốn chỉnh thì bạn nên chỉnh giờ khác khung giờ trên). Thứ hai là, để an toàn, bạn nên cố gắng làm sao điều chỉnh kim phút theo chiều kim đồng hồ là tốt nhất, tránh vặn ngược lại chiều kim đồng hồ.
Để dễ dàng chỉnh kim phút theo đúng giờ mà vẫn đúng cách, bạn có thể làm theo các bước sau:
Bước 1: Chỉnh ngày cho đồng hồ trước 1 ngày của ngày hiện tại. Ví dụ: nếu hôm nay là thứ ba ngày 25 tháng 9, bạn chỉnh lịch thứ ngày của đồng hồ của bạn là thứ hai ngày 24 tháng 9.
Bước 2: Sau đó, chỉnh xoay kim phút của đồng hồ theo chiều kim đồng hồ cho tới khi kim giờ xoay qua khu vực 12h xem lịch thứ ngày có thay đổi sang ngày kế tiếp không.
Bước 3: Nếu lịch ngày giờ thay đổi, nghĩa là giờ trong đồng hồ bạn đang là giờ chuyển ngày mới ở buổi tối. Và giờ chính xác hiện tại là 7h sáng thì bạn cứ chỉnh đồng hồ bạn tới số 7h sáng như bình thường.
Bước 4: Nếu lịch ngày giờ không thay đổi, nghĩa là giờ trong đồng hồ bạn đang là giờ buổi trưa, bạn cứ tiếp tục xoay nút chỉnh cho tới khi kim giờ chuyển qua khu vực 12h và lịch ngày thứ chuyển sang ngày mới thì bạn sẽ cập nhật giờ đồng hồ theo giờ hiện tại bình thường như ở trên.
3. Sử dụng tính năng Chronograph đúng cách
Chronograph hay tính năng đếm giờ thể thao là một trang bị phổ biến thường được tích hợp trên các dòng đồng hồ cao cấp. Ngoài khả năng giúp mẫu đồng hồ trở nên đẹp mắt và cân đối hơn, Chronograph còn cho phép người sử dụng xác định được chính xác thời gian của một hoạt động bất kỳ từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc (tương tự như máy bấm giờ trong các môn thể thao).
Để nhận diện đồng hồ có tính năng Chronograph rất đơn giản bởi chúng thường có thêm 2 phím bấm nằm đối xứng qua nút xoay chỉnh giờ, kèm theo đó là 2 đến 3 ô số phụ hiển thị thông số đếm giờ. Với những chiếc đồng hồ này, phần kim chính giữa sẽ là kim đếm giờ và chỉ hoạt động khi bạn khởi động tính năng Chronograph. Kim giây đồng hồ sẽ được thu gọn vào 1 mặt số phụ bên dưới.
Việc sử dụng tính năng Chronograph trên đồng hồ khá dễ:
Bước 1: Bạn chỉ cần ấn một lần vào nút phía trên để bắt đầu đếm giờ. Lúc này kim giây lớn chính giữa sẽ bắt đầu chạy. Thời lượng lớn hơn như 30-60 phút hay 12-24 tiếng sẽ được hiển thị trong các ô số phụ (tùy thuộc vào từng mẫu đồng hồ sẽ có thời lượng đo giờ lớn nhỏ và cách sắp xếp ô số phụ khác nhau)
Bước 2: Bạn bấm thêm một lần vào nút phía trên để ngừng đếm giờ.
Bước 3: Ấn một lần vào nút phía dưới để reset lại tính năng.
Lưu ý:
- Bạn nên bấm dừng đếm giờ trước khi reset để đảm bảo an toàn cho bộ máy. Vì với phần lớn các mẫu đồng hồ, việc ấn reset đột ngột có thể gây tác động mạnh vào các chi tiết chuyển động bên trong dẫn đến hỏng hóc các bộ phận của đồng hồ.
- Ngày nay, nhiều thương hiệu lớn như Hublot đã trang bị thêm cho tính năng khóa cứng phím reset khi đang khởi chạy đếm giờ nhằm đảm bảo an toàn cho đồng hồ. Tuy nhiên với nhiều người không biết, nếu vẫn cố tình nhấn mạnh sẽ làm hỏng hoàn toàn bộ máy.
- Ngoài ra, cũng có một số mẫu đồng hồ đặc biệt được trang bị tính năng Flyback Chronograph giúp bạn có thể ấn reset tức thì khi đồng hồ đang đếm giờ, tuy nhiên việc bấm dừng trước khi reset vẫn được khuyên dùng để giúp đảm bảo an toàn tối đa cho đồng hồ.
- Một điểm cần lưu ý khác là tính năng đếm giờ sẽ sử dụng chung năng lượng từ dây cót với bộ hiển thị thời gian, do đó, nếu bạn để kim Chronograph chạy liên tục, nó sẽ khiến đồng hồ rất hao năng lượng và dễ hỏng. Vậy nên, hãy dành chút thời kiểm tra và tắt tính năng đếm giờ khi không sử dụng.
4. Bảo quản đồng hồ khi không sử dụng
Khi không sử dụng đồng hồ cơ, bạn nên cất chúng vào những nơi kín đáo để phòng ngừa bám bụi bẩn và tránh các trường hợp có thể sơ ý làm rơi, vỡ đồng hồ,... Tốt hơn hết, bạn nên sắm một chiếc hộp xoay (watch winder) vừa vặn để bảo quản đồng hồ được tốt nhất.
Những chiếc hộp xoay rất có ích đối với đồng hồ cơ bởi chúng không chỉ ngăn chặn các tác nhân xấu của môi trường như bụi bẩn hay không khí ẩm gây ảnh hưởng tới vẻ đẹp thẩm mỹ và các tình trạng hoạt động của đồng hồ. Mà còn có thể tự động lên dây cót cho đồng hồ theo cơ chế quay tượng tự việc rung lắc cổ tay khi người đeo sử dụng đồng hồ. Việc này có thể giúp đồng hồ hoạt động bền bỉ hơn và tránh việc khô dầu bên trong bộ máy.
Tuy nhiên, để sử dụng hộp xoay hiệu quả và đúng cách, bạn cũng nên tìm hiểu qua về bộ máy trên những chiếc đồng hồ của mình để thiết lập chiều xoay và vận tốc xoay cho hộp một cách phù hợp nhất.
5. Khả năng chống nước của đồng hồ
Water Resistance hay chỉ số chống nước, thường có mặt trên những chiếc đồng hồ có khả năng kháng nước. Một số đồng hồ viết tắt là 1WR thường được hiểu là chống nước ở độ sâu 10m. Tương tự như WR là các đơn vị như BAR hay ATM. BAR là đơn vị đo áp suất thường dùng tại Châu u, còn ATM là đơn vị đo áp suất được sử dụng rộng rãi trong quốc tế.
Theo lý thuyết, 1BAR = 1ATM = 10m, điều này có nghĩa là cứ xuống 10m thì đồng hồ sẽ phải chịu áp suất tương đương với 1ATM hay 1BAR. Tuy vậy, một chiếc đồng hồ có chỉ số kháng nước 1ATM không có nghĩa là nó có thể ngâm nước ở độ sâu 10m.
Trên thực tế, các thông số của đồng hồ được đo lường trong phòng thí nghiệm với những mô phỏng theo các điều kiện chuẩn. Vì vậy, khi sử dụng trong thực tế, các chỉ số này thường có mức độ sai lệch tương đối nhiều. Cụ thể, các chỉ số được áp dụng trong thực tế như sau:
- 3BAR, 3ATM, 30M ( hay chỉ ghi là Water Resistance): Những đồng hồ có ghi thông số này chỉ có thể rửa tay hay đi mưa nhỏ. Không mang được khi tắm gội hay bơi.
- 5BAR, 5ATM, 50M ( 50M Water Resistance): Chỉ sử dụng được khi tắm, bơi ở hồ bơi thông thường,… Không nên dùng khi chơi thể thao dưới nước hay lặn.
- 10BAR, 10ATM, 100M ( 100M Water Resistance): Có thể sử dụng khi tắm, bơi lội, lặn sông,… Không nên dùng khi chơi thể thao mạnh dưới nước hay lặn biển.
- 20BAR, 20ATM, 200M ( 200M Water Resistance): Đây là mẫu đồng hồ có thể lặn được, nhưng chỉ lặn ở độ sâu dưới 10m, lặn bình thường. Không dùng được ở độ sâu quá lớn.
- Diver’s Watch 200M: Loại này là mẫu đồng hồ có thể dùng trong hầu hết các trường hợp. Thường chỉ có trên những mẫu dùng cho lặn chuyên nghiệp.
Và để hiểu rõ hơn những việc bạn có thể làm khi sử dụng đồng hồ với từng khả năng kháng nước khác nhau, các bạn hãy cùng tham khảo qua hình phía bên dưới đây nhé ảnh dưới đây nhé:
6. Một số lưu ý quan trọng khác khi sử dụng đồng hồ
Nhiều người sử dụng đồng hồ thường hay chủ quan và quá tin tưởng vào khả năng của những chiếc đồng hồ cao cấp vì nghĩ rằng chúng đắt tiền nên có chất lượng hoàn hảo. Tuy nhiên, đồng hồ cũng chỉ là một bộ máy cơ học phức tạp, chúng vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều rất nhiều yếu tố ngoại cảnh, dẫn đến hỏng hóc. Vậy nên, để đảm bảo đồng hồ luôn an toàn và hoạt động bền bỉ, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:
1. Hạn chế tối đa trường hợp cọ xát đồng hồ vào các vật cứng, tránh không để đồng hồ bị rơi hoặc va đập mạnh vì nó có thể dẫn đến trầy xước, nứt vỡ bộ vỏ và thậm chí gây ảnh hưởng nặng nề tới các chi tiết ghép nối rất nhỏ của bộ máy bên trong.
2. Nên lưu ý khả năng kháng nước của đồng hồ để sử dụng chúng trong môi trường phù hợp. Hãy rửa tay, hay đi tắm nếu đồng hồ có độ kháng nước trên 50m. Đi bơi nhẹ nhàng nếu nó có độ kháng nước trên 100m. Tuy nhiên, tốt nhất là nên hạn chế các việc này vì dù sao nó cũng sẽ có ít nhiều tác động đến bộ máy bên trong của đồng hồ.
3. Tuyệt đối không nên đeo đồng hồ khi xông hơi hoặc di chuyển giữa 2 khu vực có độ chênh lệch nhiệt độ lớn vì có thể khiến đồng hồ bị hấp hơi nước, dẫn đến hỏng hóc hoặc rỉ sét cho bộ máy.
4. Tuyệt đối không để đồng hồ gần những nơi có thể phát ra từ trường mạnh như tivi, loa thùng, nam châm, bộ phát wifi,…
5. Nhiệt độ tốt nhất cho đồng hồ từ 10 độ C đến 40 độ C, do vậy, bạn nên tránh để đồng hồ ở trong những môi trường quá nóng hoặc quá lạnh để giúp đồng hồ có thể hoạt động bền bỉ và lâu dài nhất.
6. Bạn cũng nên kiểm tra kỹ các núm vặn và phím bấm xem nó đã được đóng chặt hay chưa. Núm vặn là một kết cấu được nối liền với bộ máy vì thế, nếu không để ý và quên đóng chặt nó lại thì khi sử dụng đồng hồ, rất có thể những thao tác cổ tay hoặc va quệt có thể tác động làm cong vênh hoặc gãy chốt bên trong núm xoay và gây ra hỏng hóc cho bộ máy.
Đồng hồ có độ kháng nước cao thường sở hữu kết cấu đệm cao su và núm vặn xoắn nhằm khóa chặt bộ vỏ và tăng khả năng chịu nước. Nếu bạn sử dụng đồng hồ trong môi trường nước trong khi phần núm xoay không được khóa chặt, nó sẽ gây ảnh hưởng lớn đến độ kháng nước của đồng hồ và khiến đồng hồ dễ dàng bị ngấm nước.